SẢN XUẤT CON LĂN CÁN, TRỤC CÁN VỚI LỚP PHỦ CROM CỨNG TIÊU CHUẨN ASM 2460

CON LĂN CÁN, TRỤC CÁN THÉP VỚI LỚP PHỦ CROM CỨNG

Cấu tạo:

Con lăn cán, trục cán thép được định nghĩa đơn giản là thiết bị nâng đỡ, giúp cho quá trình vận chuyển hàng dễ dàng hơn.

Đặc biệt, nó là một phần quan trọng trong sản xuất công nghiệp, giúp ,cho việc xử lý các chuyển động của sản phẩm được dễ dàng hơn.

Được chế tạo theo đường kính và chiều dài khác nhau, điều này ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của chúng.

Con lăn được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, lĩnh vực và trong những môi trường làm việc khác nhau nên con lăn sẽ được sản xuất với nhiều vật liệu khác nhau để phù hợp với từng ngành, ví dụ như : con lăn Inox, con lăn thép hoặc thép mạ kẽm, con lăn nhôm, con lăn điện, con lăn bọc cao su, con lăn nhựa…

Trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, chúng ta rất thường xuyên gặp các con lăn băng tải, con lăn cán ngành in, trục cán thép.

Trục Lăn xi mạ crom cứng
Gia công xi crom Băng tải con lăn

 

Cấu tạo của trục cán khá đơn giản, gồm có: ổ bi, trục, con lăn và một số linh kiện kèm theo, được lắp vào trục với ổ bi, vòng ngoài ổ gắn chặt với con lăn, vòng trong gắn với trục.

Bề mặt con lăn có độ phủ phù hợp với từng hệ thống máy công nghiệp phù hợp

Phân loại con lăn.

Người ta phân chia con lăn theo nhiều cách khác nhau. Và thường được phân loại theo công dụng như :

  • Con lăn chỉnh băng
  • Con lăn dẫn hướng
  • Con lăn chỉnh hướng băng tải
  • Con lăn thẳng

CON LĂN CÁN HAY RULO CÁN

Con lăn cán là gì?

Con lăn cán hay còn gọi là quả lô cán là một chi tiết quan trọng và không thể thiếu trong các dây chuyền máy cán công nghiệp ngành nhựa, thép, tôn , giấy, bao bì và in ấn…

Nguyên lý hoạt động của con lăn cán

Sản phẩm được định hình khi nguyên liệu ( tấm thép, giấy, tấm nhựa, tấm alu,…) đi qua khoảng trống của hai con lăn làm thay đổi hình dạng trong quá trình tiếp xúc. Vì vậy, sự kết hợp giữa các con lăn cán này sẽ tạo ra hình dạng mang đặc tính của từng sản phẩm cụ thể, nó được xem như là một loại “khuôn mẫu” đặc biệt và đặc trưng cho một vài ngành công nghiệp sản xuất.

Chính vì nguyên lý hoạt động như trên nên con lăn cán thường phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ma sát cao dẫn đến dễ bị mài mòn, trong trường hợp tiếp xúc quá nhiều với các nguyên liệu  có độ cứng cao thì con lăn cán ( quả lô cán) có thể bị nứt hoặc vỡ.

Một số loại con lăn cán ( quả lô cán)

Lô cán màng nhựa

 

Trong tất cả các ngành công nghiệp có ứng dụng con lăn cán thì chúng ta thường gặp nhất là con lăn cán tôn.

Thủy lực Sài Gòn, chuyên sản xuất con lăn cán tôn và cung cấp dịch vụ sửa chữa, gia công và phục hồi con lăn cán tôn tại Đồng Nai, HCM, Bình Dương

Là chi tiết chính trong dây chuyền máy sản xuất tôn tấm.

Cán hình dạng tôn là bước cuối cùng trong Quy trình sản xuất tôn tấm, sau khi đã trải qua quá trình xử lý bề mặt thép tấm, ủ băng, mạ, làm nguội và sơn bề mặt.

Tấm thép đi qua khoảng trống giữa 2 trục gắn các con lăn cán làm thay đổi hình dạng trong quá trình tiếp xúc và tạo ra sóng tôn.

SẢN XUẤT CON LĂN CÁN TÔN, TRỤC CÁN

Thủy lực Sài Gòn  có nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao- chuyên sản xuất , gia công và sửa chữa con lăn cán tôn với mức chi phí cạnh tranh nhất tại khu vực Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Bình Dương

Là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống máy cán tôn nên cần đòi hỏi độ chính xác cao và vật liệu sử dụng phải phù hợp với đặc thù của từng loại tôn thành phẩm.

Như đã đề cập ở phần trên con lăn cán phải làm việc trong môi trường chịu lực ma sát lớn, độ mài mòn cao nên nếu con lăn cán được sản xuất từ thép S45C, S50C sẽ dễ bị nứt, vỡ, mài mòn, … dẫn đến việc phải sửa chữa hoặc nặng hơn là phải thay mới hoàn toàn, gây thiệt hại nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Vì vậy, khi sản xuất con lăn cán tôn thì người ta thường hay sử dụng thép SCM440 (hay còn gọi là thép crom) do có chứa hàm lượng crom từ 0.9% – 1.2% giúp con lăn tăng khả năng chịu mài mòn và đăc biệt là thép SCM440 còn có thể đạt đến độ cứng từ 52-55HCR.

Con lăn cán tôn được sản xuất sao cho phù hợp với độ dày của tôn tấm và kiểu sóng tôn tương ứng, chúng ta có các loại tôn 5 sóng , tôn 6 sóng, tôn 7 sóng, tôn 9 sóng, tôn 11 sóng hoặc tôn sóng ngói (tôn giả ngói)…

Gia công và sửa chữa trục cán:

Do phải hoạt động với độ ma sát lớn và nhiệt độ cao nên con lăn cán tôn rất dễ bị mài mòn và hư hỏng.

Doanh nghiệp buộc phải thay mới hoặc gia công, sửa chữa lại.

Thay mới con lăn tốn rất nhiều chi phí nên phương án sửa chữa sẽ là lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp sản xuất tôn.

Việc gia công không hề đơn giản vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào độ dày theo tiêu chuẩn kích thước phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng mà đòi hỏi tất cả con lăn cán tôn hoạt động trên trục phải có độ đồng đều một cách chuẩn xác và tôn tấm được cán ra phải đồng nhất về độ dày tại mọi vị trí.

Người kỹ thuật viên gia công và sửa chữa phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn giỏi mới có thể đạt được độ chính xác như mong muốn.

Quy trình gia công, sửa chữa:

  • Lựa chọn vật liệu sản xuất :

Vật liệu Sản xuất  được sử dụng chủ yếu là thép.

Điều kiện thông thường nhất là các mác thép hợp kim Carbon trung bình như S45C.

Một số trường hợp khác có thể sử dụng SKD 11, hoặc SKD 61.

các môi trường công nghiệp ăn mòn cao hoặc thực phẩm thì có thể sử dụng đến inox ( SUS 304, Hoặc Con lăn Thép Không Gĩ SUS 316…)

  • Gia công tiện phay định hình:

Là nguyên công điều chỉnh phôi thép đến các kích thước tiêu chuẩn trong bãn vẽ chế tạo.

Ở đây là quá trình gia công thô, nên lượng dư còn thực hiện để bước đến Công đoạn Nhiệt Luyện Con Lăn ( Nhiệt Luyện Thép) Nâng Cao độ cứng và Mài Tròn, Mài Phẳng, Gia công tinh con lăn )

Lượng dư sau Nguyên Công Tiện Tròn, Phay thường lớn hơn kích thước tiêu chuẩn từ 0.3 đến 0.5mm.

  • Gia công Nhiệt Luyện:

 Sau quá trình gia công thô, Độ cứng bề mặt khoảng 22 HRC đến 25 HRC. Với độ cứng này thì không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong thiết kế.

Do đó điều cần thiết để nâng cao độ cứng cho Chi tiết máy hay bề mặt con lăn là Tôi cải thiện hay là Nhiệt Luyện .

Quá trình nhiệt luyện sẽ đạt được độ cứng > 40 HRC cho các dòng phổ thông. 

Các sản phẩm đặc biệt cần phải thấm Nito hay là Tôi Chân Không. Thậm chí Thấm Carbon hoặc thấm Silic. Các dòng sản phẩm này đều yêu cầu độ cứng bề mặt trên 60 HRC.

  • Gia Công Tinh trục cán, con lăn:

Sau quá trình nhiệt luyện sẽ có biến dạng từ 0.2 đến 0.3mm. 

Do đó muốn đạt được kích thước mong muốn và nằm trong dung sai cho phép của thiết kế thì chúng ta phải gia công tinh lại chi tiết.

Gia công tinh là quá trình sử dụng các Phương pháp gia công cơ khí chính xác để lấy đi 1 lượng nhỏ về lại yêu cầu chính xác của bản vẽ.

Thông thường sẽ sử dụng Phương pháp Tiện CNC, Mài Tròn.

Nguyên công Gia công tinh thường cho độ bóng chi tiết đạt đến cấp 6 hoăc 8.

Đây là độ bóng tiêu chuẩn cho nguyên công này.

  • Hoàn Thiện Bề Mặt Kim Loại, Con lăn Cán

Hoàn Thiện bề mặt là Nguyên công cuối cùng, cũng là công đoạn quan trọng nhất đế mang lại yếu tố kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và đặt biệt là tuổi thọ của sản phẩm.

Sản phẩm được lựa chọn các phương án đánh bóng rồi gia cố bề mặt bằng lớp  Phủ Crom Cứng công nghiệp,theo tiêu chuẩn ASM 2460 hay các phương pháp phủ kim loại chống oxy hóa.

Thông thường nhất và với chi phí rẻ nhất thì Crom cứng là 1 phương án tối ưu nhất mà các quốc gia sản xuất cơ khí hiện tại đang sử dụng.

Xem thêm Mạ Crom cứng Chi Tiết Máy.

Các yêu tố kỹ thuật mỗi nguyên công đều ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng.

Có thể nhắc đến cơ khí chính xác là một quá trình từ thiết kế đến hoàn thiện.

Thủy lực Sài Gòn với 20 Năm trong ngành cơ khí chính xác, Chế tạo trục cán, con lăn cán. Sẵn sàng cung cấp các dịch vụ nêu trên cho quý khách hàng.

DMCA.com Protection Status
0903 863 762