CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÀNG PE, PET…
Mỗi món đồ vật khi di chuyển ít nhiều vẫn chịu những tác động từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nước hay các dung môi. Chính điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của chúng. Vì vậy,màng bảo vệra đời như một cách bảo vệ tối ưu đồ vật khi di chuyển, cho người dùng yên tâm về sự hạn chế trầy xước, ngấm nước.
1. Màng PE,PET:
Hai loại nhựa và một số các loại nhựa khác đếu có đặc điểm và tính chất khác nhau, được ứng dụng vào các ngành công nghiệp khác nhau nhưng để sản xuất màng từ các loại nhựa này thì đều cùng sử dụng quy trình sản xuất giống nhau. Máy đùn được sử dụng phổ biến để tạo màng các loại nhựa PE, PET… cùng với đó là hai phương pháp sau khi sử dụng máy đùn đó là phương pháp thổi và phương pháp cán.
2. Quy trình sản xuất Màng Nhựa:
a. Phương phán đùn thổi Màng nhựa:
- Bước đầu tiên: Trộn đều hạt nhựa với các chất phụ gia ( nếu cần ).
- Bước thứ 2: Sau khi đã trộn đều thì đưa hết vào máy đùn, thì hạt nhựa sẽ được đun nóng từ từ đến 200 – 275 0 Sau khi đã được nóng chảy thì đưa qua màng lọc để loại bỏ các tạp chất hoặc nguyên liệu chưa kịp nóng chảy.
- Bước thứ 3: Tiếp đến là đưa các nguyên liệu nóng chảy vào khuôn hình vành khăn thẳng đứng để tạo thành ống nhựa mỏng. Khuôn được Xi Mạ Crom Cứng Bóng Sáng
- Bước thứ 4: Được thổi phồng bằng lỗ không khí ở giữa khuôn.
- Bước thứ 5: Đây là công đoạn làm nguội, ống màng được làm nguội bằng vòng không khí, với tốc độ cao bao xung quanh với hệ thống làm lạnh
- Bước thứ 6: Khi đã nguội hẳn thì đưa qua con lăn để làm đẹp.
- Bước cuối cùng: cuộn màng, màng sau khi làm dẹp sẽ tạo thành màng đôi và được giữ nguyên hoặc cắt thành 2 màng đơn rồi tiếp tục đưa qua các con lăn để cuộn lại.
b. Phương pháp đùn cán màng nhựa:
- Bước đầu tiên: giống với phương pháp thổi là trộn đều các chất phụ gia ( nếu cần).
- Bước thứ 2: Đưa tất cả vào máy đùn, hạt nhựa ở đây sẽ được đun nóng dần dần từ µ200 đến 275 0C rồi nóng chảy. Sau khi hạt nhựa đã nóng chảy thì đưa qua màng lọc để loại bỏ các tạp chất và các nguyên liệu chưa nóng chảy.
- Bước thứ 3: Nguyên liệu nhựa nóng chảy được đưa vào khuôn hình T dàn đều rồi đưa vào mỗi trục.
- Bước thứ 4: Nhựa bắt đầu nóng chảy qua khuôn T rồi được đưa vào các trục cán tạo màng để định hình sản phẩm về kích thước cũng như độ dày của sản phẩm.
- Bước thứ 5: Tiếp theo là làm lạnh, màng được làm lạnh bằng cách kéo qua 1 bề nước kín chịu tác động của chân không.
- Bước cuối cùng: Sau khi làm lạnh, thì màng được cắt thành 2 cạnh và cuộn tròn.
Đó là 2 phương pháp được sử dụng để sản xuất màng nhựa PE, PET…
3. Ứng dụng các loại màng nhựa
a. Màng nhựa PET
Đa phần nền công nghiệp nhựa PET trên thế giới là dùng để tổng hợp sợi (chiếm 60%) cung cấp cho khoảng 30% nhu cầu của thế giới.
- Nhựa PET được ứng dụng làm polyester kết hợp với cotton trong lĩnh vực sả xuất vải sợi.
- Nhựa PET được sản xuất dưới tên thương mại Arnite, Impet và Rynite, Ertalyte, Hostaphan, Melinex và Mylar films, và Dacron, Diolen, Terylene và Trevira fibers.
- Nhựa PET được ứng dụng để tạo các lớp màng chống thấm khí và ẩm rất tốt. Nhựa PET có thể được bọc bởi vỏ cứng hay làm vỏ cứng bọc vật dụng, quyết định bởi bề dày lớp và lượng nhựa cần thiết.
- Nhựa PET dùng để sản xuất chai đựng các loại thức uống như nước, rượu,… có độ bền cao và chịu được va đập mạnh
- Nhựa PET có thể kéo thành màng mỏng ( thường được gọi với tên thương mại là mylar)
- Nhựa PET được ứng dụng để bao bọc với nhôm với mục đích làm giảm tính dẫn từ, làm cho nhôm có tính phản chiếu mạnh hơn và chắn sáng.
- Nhựa PET hoặc Dacron cũng được sử dụng như là một lớp vật liệu cách nhiệt phủ phần ngoài của trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
- Nhựa PET là một dạng bán kết tinh. Những cánh buồm thường tạo bởi Dacron, một loại của sợi PET, có màu sáng, dụng cụ quay nhẹ thường tạo bằng nylon.
b. Màng Nhựa PE
Màng nhựa PE được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất như: Dùng bọc dây điện, sản xuất bao bì nhựa, màng cuộn, bọc hàng, túi xách, chai lọ, thùng can, sản xuất nắp chai,…
Trong sinh hoạt hàng ngày, nhựa PE là vật liệu chúng ta thường gặp nhiều nhất. Dạo quanh một vòng các tạp hóa bán đồ nhựa chúng ta dễ dàng bắt gặp các loại túi hình chữ nhật không màu trong suốt hoặc các túi nhiều màu mà chúng ta vẫn thường gọi là nilong.
Hay những chai đựng sữa, nước ngọt hoặc có một số thực phẩm lỏng khác cũng được làm từ nhựa PE tiện dụng và an toàn đối với sức khỏe người dùng.
c. Màng nhựa PVC
Hiện nay, màng nhựa PVC được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực nhà máy sản xuất gỗ, sơn, dược phẩm, sữa, nhà máy chế biến thủy hải sản. Ngoài ra, màng nhựa PVC còn được sử dụng làm vách ngăn phòng làm việc phòng sạch, các khu vực dễ chập điện cháy nổ. Các ứng dụng phổ biến của màng nhựa PVC gồm:
- Loại ứng dụng tốt nhất và khó có loại nào thay thế được cho màng chắn ngăn kho, vách ngăn nhà xưởng, tường bao tiêu phòng sạch. Từ màng nhựa PVC trong suốt, theo nhu cầu sử dụng của khách. Chúng tôi sẽ nhận làm thành phẩm tâm nhựa PVC có kích thước lớn, để có thể đáp được nhu cầu sử dụng của từng khách hàng Việt Nam.
- Ứng dụng làm rèm ngăn khu riên biệt, màn ngăn phòng sạch.
- Ứng dụng làm trùm khung hàng, khung nhựa bao che kệ hàng ngăn bụi bẩn.
- Ứng dụng làm cửa đi cho nhà máy, xưởng sản xuất chống bụi bẩn, côn trùng.
4. Những hư hỏng thường gặp trong quá trình sản xuất màng nhựa PE, PET, PVC
a. Yêu cầu kỹ thuật với màng nhựa:
- Chịu được lực kéo, lực xé rách, lực va đập cao. Đây là yêu cầu đầu tiên phải đáp ứng. Tùy vào từng nhà sản xuất mà giới hạn chịu lực của sản phẩm lại khác nhau.
- Độ cứng tốt. Loại màng này không chỉ được dùng đển sản xuất bao bì mà còn được sử dụng để làm các loại chai nhựa, cốc nhựa, khay nhựa… nên cần phải có độ cứng tốt.
- Chịu được nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp. Các loại màng sẽ bị nóng chảy khi gặp nhiệt độ cao và bị giòn ra nếu gặp nhiệt độ thấp. Sản phẩm do chúng tôi sản xuất có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 120 độ C và chịu được nhiệt độ thấp tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Chịu được độ ẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các loại màng dùng để đóng gói các loại thực phẩm trong đó có màng PET.
- Phải qua công đoạn xử lý bề mặt. Bản chất của màng này là trơn, bóng thế nên khi in ấn sẽ rất khó bám mực thế nên cần phải trải qua công đoạn xử lý bề mặt để làm cho các loại mực in có thể bám dính được.
- Bề mặt phải bóng, không gợn sóng.
Với những yêu cầu trên ta có thể nhận thấy được hư hỏng thường gặp trong quá trình sản xuất màng tập trung chủ yếu ở hai quá trình. Đó là quá trình đùn nhựa (máy đùn nhựa) và quá trình tạo màng (thổi hoặc cán màng). Ở quá trình đùn nhựa bạn có thể xem những hư hỏng thường gặp tại đây (click ở đây). Còn ở bài này chúng tôi sẽ tập trung vào quá trình tạo màng.
b. Một số lỗi thường gặp trong quá trình cán, thổi màng:
Áp suất rulô cán chưa đúng:
Nếu áp suất của các con lăn áp lực quá mạnh, chất kết dính trên các cạnh của sản phẩm in ra sẽ được ép mà sẽ dẫn đến điểm tuyết trên các cạnh của sản phẩm in. Và nó cũng sẽ xảy ra điểm tuyết nếu áp lực chưa đủ. Giải pháp là đặt áp lực con lăn áp lực phù hợp.
Các rulô lăn keo không sạch:
Nếu có keo khô dính trên các con lăn keo, ở những chỗ này keo sẽ ít hơn, nơi sẽ xuất hiện các điểm tuyết.
Dính keo trên rulo cuộn áp lực:
Nếu keo bị đẩy từ các cạnh của sản phẩm in hoặc các lỗ thủng của màng, dính trên các con lăn áp lực. Sau một thời gian dài, nó sẽ khô tạo thành lớp váng keo mỏng. Khi đó, sản phẩm in cán màng xong sẽ xuất hiện các điểm tuyết nhỏ.
Sản phẩm cán xong bị bong tróc, mực in không khô hay mực in quá dày:
Những hiện tưởng này thường gặp ở quá trình căn chỉnh nhiệt độ rulo cán cũng như sản phẩm chưa được sấy khô…
Sản phẩm xuất hiện nếp nhăn:
Các nguyên nhân chính gây ra các nếp nhăn của sản phẩm cán màng là các trục chuyển màng không đồng đều, không nhịp nhàng hoặc hai bên màng bị giãn lượn sóng. Cũng có thể do keo quá dày hoặc áp suất không phù hợp, tốc độ truyền không đồng đều giữa các con lăn cao su và trục lăn điện. Giải pháp là điều chỉnh trục chuyển cho phù hợp để đồng tốc giữa các con lăn, điều chỉnh tốc độ và nâng cao nhiệt độ sấy hoặc thay đổi cuộn màng khác.
Bộ phận cán:
Trong quá trình vận hành, cổ trục rulo hư hỏng do công nhân vận hành sai hoặc lí do khách quan. Bề mặt bị xước, lồi lõm do va đập. Hoặc do vận hành lâu năm dẫn đến tình trạng gỉ sét hoặc bị ăn mòn.
c. Quá trình sửa chữa và phục hồi rulo:
Yêu cầu kỹ thuật Rulo Cán Màng nhựa
- Độ bóng bề mặt: Ra < 0.01µm
- Độ chính xác: 2% trên toàn bộ chiều dài trục.
- Chống ăn mòn cao cấp
- Lớp mạ bám chắc trên nền kim loại
- Đạt độ cứng chống mài mòn với các loại dao cạo
- Chống ăn mòn cục bộ.
Quy trình Phục Hồi Rulo Trục Cán Màng nhựa:
-
Kiểm tra Rulo Cán Màng Nhựa:
- Dấu hiệu hư hỏng rồi tháo bỏ lớp mạ cũ.
-
Mài tròn quả Lô Cán Màng nhựa:
- Sản phẩm được tiến Hành Mài Tròn trên máy mài chuyên dụng đạt đến kích thước tiêu chuẩn.
- Quá trình mài tròn đáp ứng được các dung sai về bản vẽ cơ khí.
Chúng tôi có thể tiến hành gia công Mài Tròn được các chi tiết máy dạng tròn với quy cách 1500 – 7000 chuyên dụng đạt các dung sai cơ khí từ tiêu chuẩn 0.02
-
Đánh bóng Trục Cán Màng Nhựa:
-
-
- Sản phẩm sau khi được Mài Tròn sẽ được xử lý đánh bóng hoàn thiện đạt độ bóng Ra < 0.02 Micron.
- Đối với các sản phẩm cần độ bóng ở cấp độ cao hơn, chúng tôi có thể xử lý đánh bóng sản phẩm đạt đến Ra < 0.002, Điều này có nghĩa là sản phẩm đạt đến độ bóng Gương.
-
-
Tẩy dầu hóa học Trục Cán:
- Sau khi sản phẩm qua nguyên công đánh bóng đạt các tiêu chí kỹ thuật. Chúng ta tiến hành Tẩy dầu hóa học cho sản phẩm.
- Phương pháp tẩy dầu hóa học giúp sản phẩm loại bỏ được các hạt mài, dầu mỡ và bụi bẫn trên bề mặt. Gia tăng khả năng bám dính cho lớp mạ lên nền kim loại.
-
Tẩy điện hóa Rulo Cán màng nhựa:
- Phương pháp tẩy dầu điện hóa là phương pháp tẩy dầu hiệu quả, loại trừ tối đa các phân tử dầu mỡ bám dính trên bề mặt sản phẩm. Sau khi kết thúc nguyên công tẩy dầu hóa học, Tuy dầu nhớt đã gần hết nhưng vẫn còn các phân tử dầu bám dính trên bề mặt kim loại. Nguyên công tẩy dầu điện hóa giúp loại bỏ hoàn toàn các phân tử dầu cứng đầu nhất.
-
Hoạt hóa bề mặt Rulo Cán Màng Nhựa:
- Trước khi tiến hành Mạ Crom Cứng, Chi tiết máy được tiến hành hoạt hóa bề mặt để tạo dựng được Bề mặt bám dính đầu tiên tiếp giáp giữa kim loại Crom và Kim Loại nền.
-
Mạ crom Bóng Gương Rulo Cán màng nhựa:
- Tiến hành Mạ Crom Cứng cho chi tiết máy trong bể mạ crom. Ở đây tùy thuộc vào các loại chi tiết mà lựa chọn thời gian mạ phủ crom phù hợp. Độ dày lớp Mạ Crom cứng phụ thuộc vào thời gian mạ. Với rulo ngành sản xuất màng có độ dày từ 40 – 80 µm
-
Kiểm tra kích thước Quả Lô Cán Màng nhựa:
- Mài tròn lại đúng kích thước tiêu chuẩn.
- Đánh bóng đến độ bóng yêu cầu.
Các Chuyên mục liên quan:
Các Phụ Kiện Sản Xuất ngành nhựa
Ứng Dụng Lớp Mạ crom Cứng Trong Linh Kiện Sản Xuất Màng Nhựa
Xi Mạ Crom Cứng Chống Mài Mòn trục Vít Máy Ép nhựa