Tài liệu mạ crom cứng
Tài liệu Mạ Crom Cứng, chi tiết mạ crom, giới thiệu, lịch sử Mạ crom
Không nản chí trước nhiều lần thất bại về nghiên cứu mạ crom, năm 1856 A. Geuter đã thành công trong việc mạ crom từ dung dịch axit cromic. Ông sử dụng các dung dịch CrO3 có nồng độ từ 50 đến 143 g/l để nghiên cứu và rút ra được các kết luận: Khi điện phân, trên anot có oxy thoát ra, còn trên catot axit cromic được khử thành crom kim loại đồng thời có hydro thoát ra.
Nhưng sau đó vài năm H. Buft kiểm tra lại thí nghiệm này và đã không thu được crom kim loại trên catot, vì vậy các công bố của A.
Geuter bị nghi ngờ là không đúng. Mãi nửa thế kỷ sau các tài liệu của A. Geuter mới được chú ý trở lại, sau khi H.R. Carveth và B.E.
Curry công bố công trình mạ crom đầu tiên của mình vào năm 1905.
Carveth và Curry là những người đầu tiên khẳng định tác dụng xúc tác của ion SO4 2– đến quá trình điện kết tủa crom từ dung dịch axit cromic và đã kết luận rằng kim loại crom được kết tủa trực tiếp từ ion Cr6+
mà nồng độ của nó, theo ý kiến của họ, thường tăng lên rất nhiều trong dung dịch dưới tác dụng của phụ gia H2SO4. Kết quả nói trên của Carveth và Curry đã được J. Voisin kiểm tra lại rất cẩn thận.
[pdf-embedder url=”https://thuylucsaigon.com/wp-content/uploads/2018/08/MaCrom.pdf”]