Kiểm tra áp suất thủy lực (Test Áp hệ thống xi lanh thủy lực)

Trong vấn đề chế tạo thiết bị thủy lực. Bao gồm hệ thống Xi lanh thủy lực, Hệ Thống Nguồn thủy lực và các dòng máy ép thủy lực.

Điều kiện quan trọng và nhất thiết phải thực hiện là Việc Kiểm tra test áp suất thủy lực cho hệ thống.

Vì sao phải kiểm tra test áp suất thủy lực hệ thống?

Trong hệ thống thủy lực, Sức nâng và độ ổn định của hệ thống hoàn toàn phụ thuộc vào các vấn đề liên quan đến áp suất.

Các dòng máy thủy lực chạy với áp suất càng cao thì đòi hỏi việc tối ưu hệ thống và đồng bộ cho toàn hệ thống chịu được áp suất trên là hết sức khó khăn.

Nếu chỉ tại một vài vị trí khớp nối hoặc các bộ phận thủy lực không đáp ứng được áp suất thì hệ thống sẽ dẫn đến hư hỏng.

Thậm chí là có thể gây ra những tai nạn lao động không đáng có.

Thông thường: Trước khi đưa hệ thống thủy lực vào sử dụng tại nhà máy hoặc tại các bộ phận máy.

Nhà sản xuất bắt buộc phải sử dụng hệ thống thủy lực của họ để tiến hành Test kiểm tra Áp Suất thủy lực của toàn thiết bị. Đánh giá tình trạng mới tiến hành Giao hàng hoặc lắp ráp.

Nhưng đối với một số bộ phận khác, Hoặc các đơn vị không có đủ điều kiện để test được áp suất thủy lực thì họ thường bỏ qua bước này.

Như chúng ta thường thấy. Đối với các loại cẩu trục hoặc hệ thống nâng hạ. Với sức nân chỉ vài trăm Kg thôi. Nhưng trước khi đưa vào sử dụng, Bắt buộc nhà sản xuất hoặc đơn vị sử dụng phải tiến hành Kiểm tra thử tải trọng, Sau đó mới tiến hành Sử dụng.

Còn đối với hệ thống thủy lực với sức nâng từ vài chục tấn đến hàng ngàn tấn.

Thì việc Kiểm Tra Áp Suất thủy lực cho hệ thống và từng bộ phần là điều bắt buộc.

Xi Lanh Thủy Lực các loại
Các loại xi lanh thủy lực công nghiệp

 

Cách kiểm tra áp suất thủy lực trong hệ thống thủy lực máy ép, máy nâng hạ siêu trường siêu trọng

Đối với hệ thống thủy lực chúng ta luôn quan tâm tới các vấn đề sau:

  • Sức Nâng của hệ thống thủy lực (tải trọng)
  • Hành trình di chuyển của cụm cơ cấu thủy lực
  • Thời gian di chuyển của Cụm cơ cấu thủy lực
  • Dải áp suất vận hành tối ưu của hệ thống thủy lực.

Với các tiêu chí đề ra như trên. Việc thiết kế 1 hệ thống thủy lực đáp ứng các tiêu đề được đặt ra và giải quyết để đảm bảo được hệ thống vận hành an toàn, ít gặp các rủi ro và hư hỏng là một vấn đề khó khăn cho đơn vị thiết kế.

Để thiết kế được một hệ thống thủy lực vừa đáp ứng được sản xuất và tối ưu được các tiềm lực của doanh nghiệp.

Giải quyết được các bài toán về nhân lực cũng như dễ vận hành bảo trì sửa chữa đòi hỏi Bộ phận thiết kế Mạch Thủy lực phải có kinh nghiệm từ vận hành, lắp đặt, sửa chữa và thiết kế thực sự rất lâu năm.

Và trong mỗi khâu thiết kế của hệ thống thủy lực đều đặt ra 1 giá trị để cho bộ phận QC Kiểm tra về mặt cơ khí, Mặt hệ thống điện và các giá trị trong Test áp suất.

Một ví dụ đơn thuần như sau:

Các ống dẫn dầu thủy lực. Nhà sản xuất cung cấp dải áp suất tiêu chuẩn ở Áp suất 250 Kg/Cm2.

Song quá trình bấm ống thủy lực không đạt tiêu chí trên, Chỉ sử dụng Co ống thủy lực với độ bền dưới 200kg/cm2.

Ngoài ra máy bấm ống thủy lực sử dụng lâu, Khiến các co ống không được bấm đến tiêu chuẩn dẫn đến Vị trí co ống dễ bị bung bởi áp suất thủy lực.

Tiêu chí đặt ra là Làm thế nào để xử lý được các vấn đề trên:

Để giải quyết vấn đề trên, Sau khi bấm ống thủy lực, Đơn vị bấm ống sẽ phải Kiểm tra áp suất của Ống dẫn dầu thủy lực với Áp suất 130% so với áp suất làm việc của hệ thống. Tức là hệ thống làm việc ở 200kg/cm2 thì áp suất kiểm tra thủy lực phải là 260 kg/cm2.

Vậy khi chạy ở Áp suất thử là 260 kg/cm2 mà các co ống dầu thủy lực, các đầu nối không xảy ra hiện tượng gì thì điều đó nghiễm nhiên là Bộ phận ống dẫn dầu thủy lực đạt tiêu chí về chất lượng để đưa vào sử dụng.

Nhưng vấn đề quan trọng là dù cho ống dầu và các khớp nối đã đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng nhưng Hệ thống thủy lực là 1 bộ phận rất phức tạp và được hoạt động ở áp suất rất cao.

Vì vậy từng bộ phận thủy lực dù đáp ứng được đưa vào sử dụng nhưng sau khi lắp ráp kết nối chúng lại với nhau thì phải bắt buộc phải Kiểm tra 1 lần nữa để đánh giá tình trạng thiết bị.

Có thể trong quá trình lắp ráp gặp phải một số vấn đề dẫn đến tình trạng một vài bộ phận bị hở hoặc do tính chủ quan của công nhân lắp đặt dẫn đến tình trạng thiết bị không đáp ứng được áp suất vận hành.

Việc thử áp suất thủy lực của hệ thống là một quy trình khép kín. Được thực hiện trong một Phòng cách ly, và có hệ thống bảo vệ cho việc bể mạch thủy lực hoặc các vấn đề khác.

Chu trình test áp suất thủy lực cũng được vận hành trình tự từ áp suất thấp đến áp suất vận hành và dần dần tới áp suất test.

Quá trình test áp thủy lực rất dễ xảy ra sự cố, Vì vậy Không thể sử dụng các phương án phổ thông để test áp suất, mà việc thực hiện test áp suất thủy lực cần phải được đặt trong điều kiện hoàn hảo nhất để tránh tình trạng mất an toàn lao động.

Các rủi ro cho hệ thống thủy lực khi không được Kiểm tra test áp suất trước khi đưa vào sử dụng.

  • Rò rỉ dầu thủy lực: Nếu hệ thống không được kiểm tra áp suất trước khi hoạt động, có thể xuất hiện các vết rò rỉ tại các khớp nối, van hoặc ống dẫn. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất của hệ thống mà còn dẫn đến việc mất dầu, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
  • Hư hỏng các thành phần của hệ thống: Áp suất trong hệ thống thủy lực quá cao hoặc không ổn định có thể gây hỏng hóc các thành phần như xi lanh, bơm, hoặc van. Những thiết bị này thường rất đắt đỏ và khó thay thế, làm tăng chi phí sửa chữa.
  • Hiệu suất kém: Nếu áp suất không nằm trong giới hạn cho phép, hệ thống có thể hoạt động không hiệu quả, gây ra sự hao hụt năng lượng, giảm tốc độ làm việc và giảm năng suất của thiết bị.
  • Nguy cơ nổ hoặc hỏng hóc nghiêm trọng: Trong trường hợp áp suất vượt quá giới hạn an toàn, có thể dẫn đến việc nổ ống dẫn hoặc các phần khác của hệ thống. Điều này cực kỳ nguy hiểm, có thể gây thiệt hại về tài sản và an toàn của con người.
  • Tăng chi phí bảo trì và sửa chữa: Việc không kiểm tra áp suất có thể khiến hệ thống bị hỏng nhanh chóng hơn, dẫn đến chi phí bảo trì và sửa chữa tăng cao do phải thay thế các bộ phận bị hư hỏng.
  • Mất an toàn cho người vận hành: Hệ thống thủy lực hoạt động dưới áp suất cao, và khi có sự cố xảy ra (như nổ, rò rỉ), nó có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng cho người vận hành hoặc những người xung quanh.
  • Suy giảm tuổi thọ của hệ thống: Khi không được kiểm tra áp suất, các thiết bị trong hệ thống có thể phải chịu tải áp suất không đúng mức, làm giảm tuổi thọ của toàn bộ hệ thống và thiết bị liên quan.

Việc kiểm tra áp suất là bước quan trọng để đảm bảo an toàn, hiệu suất và độ bền của hệ thống thủy lực trước khi đưa vào sử dụng.

DMCA.com Protection Status
0903 863 762