SỬA CHỮA HỆ THỐNG THỦY LỰC VÀ BÔI TRƠN ( phần 1)

I. Sửa chữa ống dẫn :

Các ống dẫn trong máy cắt kim loại dùng để dẫn chất lỏng và khí (chủ yếu là dầu và chất khí). Các ống dẫn dầu bôi trơn và nước làm mát thường chế tạo bằng hợp kim đồng hoặc nhôm; còn các ống dẫn chất lỏng công tác bằng gang hoặc thép. Để đảm bảo chiều dài yêu cầu, các ống còn được nối với nhau bằng bích liền với thân ống hoặc ống nối có ren (rắc co). Chỉ có những ống to mới nối với nhau bằng bích còn đại đa số các ống dẫn trong máy cắt kim loại được nối với nhau bằng ống nối có ren. Các loại ống và ống nối bích đều được tiêu chuẩn hóa.

1. Yêu cầu kỹ thuật sửa chữa ống dẫn:

  1. Khi nối ống bằng bích, các mặt ghép nối của bích phải phẳng; khe hở cho phép khi chưa có đệm lót kín là 0,2mm đối với các ống dẫn chất lỏng có áp suất dưới 15 atm và 0,1mm đối với ống dẫn cao áp. Mặt ghép của bích không được nứt, xước.
  2. Đệm loát không được nứt, rách hoặc có các khuyết tật khác. Đường kính của đệm phải lớn hơn đường kính trong của ống là 2÷3 mm
  3. Trước khi đặt tên lót, phải dùng mũi cạo, cạo nhẵn những chỗ bị cáu, cặn hoặc dính đệm lót cũ ở bề mặt lớp ghép của bích
  4. Các bu lông nối phải được xiết chặc đều đặn theo thứ tự đối diện nhau.
  5. Các ống nối phải đủ chiều dài và không được nứt
  6. Các ống nối phải kín khít, không để loạt dầu hoặc dò khí; khi cần thiết phải lót chỗ nối vào sơn miniom và quấn dây lạnh hoặc sợi chất dẻo vào 3÷4 vòng ren cuối cùng.
  7. Phải dùng dụng cụ chuyên dùng (chìa khóa vạn năng, chìa vặn xích) để tháo lắp các mối nối để không làm hỏng ống hoặc ống nối.
  8. Các ống nối không được có chỗ thắt; các đoạn uốn công phải đều đặn khống bị gãy gập; các đoạn ống thẳng khống được cong queo và tất cả các ống dẫn phải gọn gàng, bắt chắc vào các bộ phận cứng vững của máy

2. Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của ống dẫn:

Dưới đây là một số hư hỏng điển hình của ống dẫn và các biện pháp sửa chữa của chúng.

  1. Nứt ống được sửa chữa bằng cách tán vá. Nếu ống nứt nhiều thì thay. Cũng có thể làm đai thép hoặc hàn đệm vào chỗ nứt. Sau khi hàn các hỗ nứt, phải thử độ kín bằng cách bớm khí cao áp vào ống và dùm ống xuống nước xem có sủi tăm lên không. Ống dẫn bình thường được thử bằng khí có áp suất 16 at; ống dẫn cao áp được thử bằng khí 25 at.
  2. Chỗ ống ghép bằng bích bị hở được sửa chữa bằng cách siết chặt thêm bu lông. Nếu đã siết căng mà vẫn hở thì thay đệm và cạo phẳng mặt ghép của bích đạt yêu cầu và kỹ thuật. Chú ý dùng điệm đúng quy cách và phù hợp với môi trường làm việc
  3. Chỗ nối ghép bằng nối ống (rắc co) có ren bị hở được sửa chữa bằng cách siết chặt thêm ống nối. Nếu vẫn hở thì tháo ống nối ra. kiểm tra tình trạng siết chặt thêm ống nối. Nếu không có gì khả nghi thì có thể chắc chắn hở do lót kín không tốt. Vì vậy phải thay lót và lót kín ren (xem yêu cầu kỹ thuật sửa chữa). Cũng có thể làm kín bằng cách dán keo epocxi hoặc các loại keo dán khác.
  4. Ống nối cầu (ống nối bản lề) bị hở. Đặc điểm cơ bản của kết cấu này là nửa ống nối bên này có hình cầu nồi còn nửa ống nối bên kia có hình bán cầu lõm. Để lắp ghép người ta dùng một vòng đới cầu lồng vào một nửa ống nối của một bên rồi bắt bu lông với bích ở bán cầu bên đối diện. Khi ống nối này bị hở, trước tiên siết chặt thêm bu lông nối bích đới cầu và bích bán cầu sao cho ống nối cầu làm việc được. Nếu vẫn hở, phải tháo ống nói ra sửa chữa đảm bảo độ tiếp xúc tốt giữa các mặt cầu của ống nối (kiểm tra bằng sơn tiếp xúc và sửa chữa bằng cạo).
  5. Ống dẫn bị bẹp thắt, gập ở đoạn cong. Nếu ống bẹp ở đoạn thẳng có thể gò cho tròn hoặc thay đoạn khác
    1. Nếu bẹp, thắt, gấp khúc ở đoạn cong thì phải thay bằng đoạn cong khác. Chế tạo đoạn cong mới phải chú ý khi uốn không để ống bị bẹp, nứt hoặc nhăn. Muốn vậy, trước khi uốn cần tống đầy cát mịn vào ống, nút kín bằng nút gỗ có chiều dài bằng 2÷3 lần đường kính ống. Khi uốn phải dựa vào khuôn. Nếu có thể, chế tạo một đồ gá đơn giản để uống ống. Đồ gá gồm 2 puly đối tiếp A và B có rãnh bán nguyệt, bán kính rãnh bằng bán kính ống cần uốn. Puly A có chuyển động quay quanh tâm của nó. Puly b sẽ quay quay quanh puly A khi ống được luồn vào rãnh giữa 2 puly. Những ống có đường kính khoảng 20mm và bán kính uống cong dưới 50mm thì uống nguội; trước khi uốn phải ủ. Những ống có đường kính lớn hơn phải uốn nóng. Khi uống nóng, chỉ nung đỏ cần uống bằng than củi. Đối với ống thép không nên dùng than cốc để đốt nóng, vì than cốc khi cháy phát sinh lưu huỳnh làm giảm chất lượng vật liệu ống. Khi uốn nóng ở hai đầu phải có lỗ thông hơi nhỏ
  6. Ống có cáu cặn làm hẹp mặt cắt lưu thông (giảm đường kính lỗ ống) được sửa chữa bằng cách thông ống bằng que sắt (nếu là đoạn ống thẳng). Nếu ở đoạn ống cong, phải bơm xăng vào trong ống rồi ngâm trong xăng 1 đến 2 ngày; sau đó dùng bơm tay phụt hết cặn ra.

II. Sửa chữa hệ thống bôi trơn làm mát :

Trong quá trình làm việc, xuất hiện các hiện tượng như ma sát, mòn và nhiệt độ cao trong các bộ phận và chi tiết máy. Các yếu tố này có tác động xấu đến chất lượng vận hành, làm tiêu hao năng lượng và giảm hiệu suất của máy. Để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố trên, người ta sử dụng hệ thống bôi trơn trong các máy cắt kim loại.

Các yêu cầu kỹ thuật cần đạt của hệ thống bôi trơn làm mát sau khi sửa chữa:

  1. Sau khi sửa chữa, cần đảm bảo dòng chảy của dầu và dung dịch làm mát ổn định.
  2. Để an toàn, cần đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống làm việc và hệ thống bôi trơn để khi mở máy là hệ thống bôi trơn làm việc ngay.
  3. Không cho phép chảy dầu và dung dịch làm mát từ hệ thống bôi trơn và làm mát ra ngoài.
  4. Nhiệt độ dầu trong hệ thống bôi trơn không được vượt quá 70 °C
  5. Khi sửa chữa không được bỏ các đệm lót khí để thay bằng sơn hoặc matit
  6. Các ống dẫn đều phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã nêu ở phần “ống dẫn”.
  7. Các bể dầu phải sạch sẽ, thay rửa khi sửa chữa nhỏ và không để nước lạnh lẫn vào dầu.
  8. Các vú dầu, lỗ tra dầu phải được bảo vệ cẩn thận, không để bùn, bụi đất, cát bám vào.
  9. Tại những chỗ phải thường xuyên tra dầu, nên có biển ghi bằng tiếng Việt (Dù là máy của nước ngoài).

Hệ thống bôi trơn tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tình trạng và tuổi thọ của máy. Nếu hệ thống bôi trơn cũ, bất tiện và không an toàn cho máy thì nhân dịp sửa chữa lớn tiến hành cách thay cơ cấu bôi trơn thủ công bằng bôi trơn tự động; thay bôi trơn chu kỳ bằng bôi trơn liên tục v.v. Trong bảng dưới đầy là một số hỏng hóc thường gặp của hệ thống bôi trơn, dự đoán nguyên nhân và cách xử lý.

Hư HỏngDự đoán nguyên nhânCách xử lý
Trong cơ cấu bôi trơn tự đồng có bầu dầu: bầu dầu luôn đầy dầu, mà không xuống được chỗ cần bôi trơn1. Bấc hút dầu bị tắc
2. Bấc hút dầu bị tụt xuống, đầu kia không tiếp xúc được với dầu trong bầu dầu
Đặt lại bấc hút dầu, nếu bấc hút dầu ngắn quá thì thay
Dầu không tới được rãnh dẫn dầuLỗ dầu tắcThông lỗ, lau chùi sạch sẽ rồi tra dầu mỡ
Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu kiểu pitong-longgio, dầu không tới các bộ phận cần bôi trơn1. Van hút hoặc van đẩy dầu bị tắc
2. Gãy lò xo của van bi
3. Bình lọc dầu bị tắc
4.Pitong-longgio hoặc xy lanh mòn quá
1. Rửa sạch rồi điều chỉnh các van
2. Thay lò xo
3. Rửa bình lọc
4. Thay cụm pitong-longgio
Trong hệ thống bôi trơn theo nguyên lý vảy dầu, không có dầu tới các bộ phận cần bôi trơnMức dầu quá thấp nên vòng vẩy dầu (hoặc bánh răng vẩy dầu) không tới mức dầuĐổ thêm dầu tới mức cần thiết

Xem thêm : SỬA CHỮA HỆ THỐNG THỦY LỰC VÀ BÔI TRƠN ( phần 2)

Các bài viết khác :

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
DMCA.com Protection Status
0903 863 762