Con lăn cán Tole là g?
Trong dây chuyền cán tôn thiết bị quan trọng để tạo ra các biên dạng tôn sóng, hay các loại xà gồ, Profile cán… chính là con lắn cán tôn.
Hay còn có thể gọi là Khuôn Cán Tôn.
Thiết kế khuôn cán tôn.
Khuôn cán tôn được thiết kế trên phần mềm chuyên dụng để tạo ra các Profile cán đa dạng. Tính toán lực kéo nén và các ứng suất chi tiết.
Tối ưu hóa khuôn cán tôn bằng mô phỏng.
Thiết kế con lăn cán tôn đa dạng, Profile cán chuẩn, Các đường gân cứng vững.
2. Vật tư sử dụng chế tạo con lăn cán tôn là gì?
Vật tư chế tạo con lắn cán tôn thông thường là các mác thép chế tạo như S45C, Hoặc SCM 439, SCM 440. Hoặc SUJ2,
Một số loại cao cấp hơn có thể sử dụng như: SKD 11, SKD 61.
Mỗi mác thép đều có một đặc trưng riêng.
Đối với điều kiện giá thành thấp và các Khuôn cán, con lắn cán tôn ít sử dụng thì chúng ta có thể Lấy mác thép phổ thông như S45C, S50C để chế tạo khuôn cán.
Song để thiết bị vận hành được lâu dài và không mất biên dạng cán thì yêu cầu các mác thép chế tạo tốt hơn như SKD.
Điều này sẽ làm cho khuôn cán cứng, Chắc và bền.
Vì mác thép SKD có thể nhiệt luyện lên độ cứng 60-62 HRC. Điều này sẽ làm cho thời gian Sử dụng Khuôn cán rất lâu. Trong khi đó các mác thép S45C không nhiệt luyện chỉ có độ cứng < 20 HRC.
3. Quy trình chế tạo con lăn cán tôn như thế nào?
Con lăn cán tôn được Chế tạo qua các nguyên công sau:
- Lựa chọn vật liệu, Cắt vật liệu thành từng chi tiết nhỏ.
- Khoan lỗ con lắn
- Tiện CNC con lăn cán tôn theo biên dạng chuẩn
- Nhiệt luyện con lăn cán tôn. Tạo độ cứng bề mặt cho các biên dạng mài mòn
- Gia công tinh lại biên dạng, và Lỗ con lăn
- Mài bóng, Phủ Crom cứng 60um chống gĩ chống mài mòn.
Con lăn cán tôn các loại.
Sau khi gia công tiện CNC, được phủ 1 lớp Crom cứng độ dày 0.1mm cho độ cứng bề mặt lến đến 65 HRC.