Xi Mạ crom cứng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vì nó mang lại
nhiều tính chất ưu việt cho bề mặt các chi tiết máy mà bản thân vật liệu này không có.
Tính chất lớp Mạ Crom
- Màu sắc: Màu Bạc
Có Ánh sáng xanh đặc trưng.
Có độ bóng cao.
- Nhiệt độ nóng chảy cao: Nhiệt độ nóng chảy của Crom là 1907 Độ C.
Tại nhiệt độ làm việc khoảng 450 độ C Crom mà vẫn không biến màu.
- Chống ăn mòn:
Crom chỉ tác dụng với acid HCL hoặc các acid đặc nóng khác.
Trong không khí, crom được ôxy thụ động hóa,
tạo thành một lớp mỏng ôxít mỏng Cr2O3 bảo vệ trên bề mặt,
ngăn chặn quá trình ôxi hóa tiếp theo đối với kim loại nền.
- Hệ số ma sát nhỏ: Tăng khả năng chịu mài mòn và ma sát trượt cho vật mạ.
Có thể tạo ra các vết nứt tế vi giữ dầu, thích hợp cho cần xi lanh, bạc trượt.
- Độ cứng cao:
Trong các kim loại, Crom có độ cứng chỉ đứng sau Kim Cương.
Độ cứng Crom đo theo thang đo Vickers là: 1060 MPa
Theo thang Độ cứng theo thang Mohs là: 8.5
Chính vì Kim loại Crom có nhiều tính chất mà các chất khác không có được nên trong thực tiển cuộc sống
Crom được ứng dụng vào rất nhiều trong kỹ thuật chế tạo.
Ngoài ứng dụng về Đúc thép thì Mạ Crom được coi là một trong những ứng dụng phổ biến còn lại.
Ngoài độ cứng cao ra lớp xi mạ crom cứng đồng thời còn rất bền với môi trường ăn mòn,
chống mài mòn rất tốt, bề mặt trơn nhẵn và rất đồng đều, khó thấm ướt,
hệ số ma sát nhỏ, gắn bám tốt. Nhờ các tính chất này, lớp mạ Crom cứng đã làm cho
bề mặt các chi tiết máy trở nên tốt hơn và rất đồng nhất về chất lượng, khiến cho thời
hạn làm việc của chúng với độ chính xác cao được kéo dài.
Lớp mạ crom có thể dày lên từ 10 µm – 1000 µm,
bề mặt phủ bóng chống oxi hóa bền bỉ cho sản phẩm,
và có tính năng trang trí cao cấp, độ bám cao thích hợp cho các chi tiết máy ngành thủy lực,
cao su, đóng gói bao bì, ngành in ấn,nghành ép nhựa và khuôn mẫu các loại,
các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp nặng nói chung…
Ứng Dụng Kim Loại Crom trong công nghiệp:
Ứng Dụng trong quá trình anot hóa (dương cực hóa) nhôm, theo nghĩa đen là chuyển bề mặt nhôm thành ruby.
Ứng Dụng Làm thuốc nhuộm và sơn:
Ôxít crom (III) (Cr2O3) là chất đánh bóng kim loại với tên gọi phấn lục.
Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo.
Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc, vì thế nó được sử dụng trong sản xuấ hồng ngọc tổng hợp.
tạo ra màu vàng rực rỡ của thuốc nhuộm và sơn
Là một chất xúc tác.
Cromit được sử dụng làm khuôn để nung gạch, ngói.
Các muối crom được sử dụng trong quá trình thuộc da.
Dicromat kali (K2Cr2O7)là một thuốc thử hóa học, được sử dụng trong quá trình làm vệ sinh các thiết bị bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm cũng như trong vai trò của một tác nhân chuẩn độ. Nó cũng được sử dụng làm thuốc cẩn màu (ổn định màu) cho các thuốc nhuộm vải.
Ôxít crom (IV) (CrO2) được sử dụng trong sản xuất băng từ, trong đó độ kháng từ cao hơn so với các băng bằng ôxít sắt tạo ra hiệu suất tốt hơn.
Trong thiết bị khoan giếng như là chất chống ăn mòn.
Trong y học, như là chất phụ trợ ăn kiêng để giảm cân, thông thường dưới dạng clorua crom (III) hay picolinat crom (III) (CrCl3).
Hexacacbonyl crom (Cr(CO)6) được sử dụng làm phụ gia cho xăng.
Borua crom (CrB) được sử dụng làm dây dẫn điện chịu nhiệt độ cao.
Sulfat crom (III) (Cr2(SO4)3) được sử dụng như là chất nhuộm màu xanh lục trong các loại sơn, đồ gốm sứ, véc ni và mực cũng như trong quy trình mạ crom.
Làm hợp chất niken-crôm dùng trong bàn ủi, bếp điện,…(vì nó có nhiệt độ làm việc khoảng 1000-1100 độ c)
Xem thêm: