Độ cứng 72 HRC
Tính Chất Lớp Mạ Crom bề mặt
Độ Cứng Lớp Mạ Crom
Kim Loại Crom có độ cứng rất cao, và thường được dùng làm phụ gia trong quá trình chế tạo các loại thép hợp kim cứng.
Độ cứng của Kim Loại Crom theo các loại thang đo độ cứng như sau:
- Độ cứng theo thang Mohs : 8,5
- Độ cứng theo thang Vickers : 1060 MPa
- Độ cứng theo thang Brinell : 1120 MPa
Vì vậy người ta sử dụng lớp Mạ Phủ Crom để gia tăng độ cứng cho kim loại nền. Thông thường lớp Mạ Crom trên thị trường có độ cứng dao động từ 400 – 1100 HV.
Màu Sắc Lớp Mạ Crom :
Lớp mạ crom có Ánh Bạc bắt mắt. Màu sắc này được tạo nên nhờ phân tử Cr2O3 tạo lớp màng mỏng ngoài cùng.
Với các dạng chi tiết máy móc như Khuôn Mẫu Ngành nhựa được tiến hành Mạ Crom Cứng lên bề mặt và được hoàn thiện bằng phương pháp đánh bóng đạt đến độ bóng Gương. Tức là có thể phản chiếu được hình ảnh.
Đặc Tính Chống Dính Lớp Mạ Crom
Trong không khí, crom được ôxy và thụ động hóa, tạo thành một lớp mỏng ôxít bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn quá trình ôxi hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới. Vì vậy kim loại được Mạ Crom sẽ tăng khả năng chống dính với các vật liệu khác. Do đó trong quá trình vận hành, đặc biệt là khuôn mẫu, Lớp Mạ Crom sẽ giúp công nhân vận hành dễ dàng tách sản phẩm ra khỏi khuôn, cũng như việc vệ sinh Khuôn Mẫu Trở nên dễ dàng hơn.
Nứt Tế vi của lớp Mạ Crom
Lớp mạ Crom có vết nứt tế vi, Ở các vết nứt này được hình thành sẽ tạo cho các phần tử không khí, dầu lọt vào và nằm trong đó. Việc này sẽ giúp bôi trơn cho các chi tiết máy vận hành ở tốc độ cao, hay giúp gia tăng hệ số Ma Sát cho các chi tiết máy được Mạ Phủ Crom.